Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến  Giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân (phải là cán bộ thuộc biên chế của lực lượng Công an) (cấp xã).

Ký hiệu thủ tục: B-BCA-153507-TT
Lượt xem: 158
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Công an xã, phường, thị trấn.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Khiếu nại, tố cáo
Cách thức thực hiện

Khiếu nại bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.



- Thời gian giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng xâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết không quá 60, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.



Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.


Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý


- Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011),



- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.



   - Thông tư số 68/2013/TT-BCA, ngày 26/12/2013 của Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.



   - Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.


Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại.

     Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiêu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết.

     Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

   - Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm:

   + Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

    + Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay không cần phải tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định.

+ Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

   Việc xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật khiếu nại và quy định tại Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của  Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

Bước 4: Tổ chức đối thoại

+ Các trường hợp đối thoại:

  - Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu kết quả xác minh trùng với yêu cầu của người khiếu nại thì không cần thiết phải tổ chức đối thoại.

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại tổ chức đối thoại.

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại theo điểm a, khoản 1, Điều 28, Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

+ Trình tự đối thoại được thực hiện theo Khoản 2, Điều 15, Thông tư số 11/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

Bước 5: Xây dựng dự thảo, thông báo nội dung dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.

    Người có trách nhiệm xác minh phải xây dựng dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; dự thảo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận tham gia ý kiến. Nếu còn ý kiến khác nhau Tổ trưởng Tổ xác minh phải kết luận và chịu trách nhiệm với kết luận của mình. Việc thảo luận phải được lập thành biên bản,

    Trường hợp cần thiết, người có trách nhiệm xác minh phải thông báo dự thảo kết quả xác minh nội dung khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, đơn vị có liên quan biết.

Sau khi thông báo dự thảo báo cáo kết quả xác minh, phải xác minh bổ sungnhững nội dung phát sinh khi thấy cần thiết, căn cứ tài liệu đã xác minh thu thập để hoàn chỉnh báo cáo trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 6: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

   Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 9, Thông tư số 68/2013/TT-BCA, ngày 26/12/2013 của Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

Bước 7: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cơ quan trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra cùng cấp.

-  Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.

Bước 8: Thống kê và theo dõi   

Việc lập, quản lý hồ sơ được thực hiện theo quy  định tại Thông tư số 20/2004/TT-BCA (V24) ngày 23/11/2004 của Bộ Công an hướng dẫn công tác hồ sơ nghiệp vụ thanh tra CAND.

 

a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại (Mẫu số 01 kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020); (bản chính)

b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; (bản chính)

c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có); (bản chính)

d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); (bản chính)

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại; (bản chính)

e) Các tài liệu khác có liên quan. (bản chính)

File mẫu:

Đảm bảo đúng quy định tại các Điều 2, Điều 8 và Điều 11, Luật Khiếu nại, cụ thể là:

   - Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

   - Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12, Điều 16, Luật Khiếu nại và Điều 5 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại

   - Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại hoặc trực tiếp trình bày vớicơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.

   - Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

   - Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.