CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Thủ tục hành chính thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
Mã thủ tục 2.000465.H42
Lĩnh vực Chính quyền địa phương
Cơ quan thực hiện

 Sở Nội vụ (thẩm định).

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

Đối tượng thực hiện Tổ chức
Trình tự thực hiện

- Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp (đối với tổ chức không đủ điều kiện cơ sở nộp hồ sơ trực tuyến )

-  Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công kiểm tra, thẩm định hồ sơ nếu không đảm bảo tiêu chuẩn điều kiện sẽ  hướng dẫn tổ chức bổ sung , hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định 01 lần duy nhất.

- Trường hợp hồ sơ  đầy đủ cập nhật hoặc quét (scan)  lưu trữ hồ sơ vào phần mềm và chuyển về Sở Nội vụ. In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả giao cho tổ chức, cá nhân.

-  In phiếu bàn giao hồ sơ từ Trung tâm PVHCC về Sở Nội vụ (ký số gửi Bưu điện chuyển về Sở)

- Lãnh đạo Sở Nội vụ giao phòng Xây dựng chính quyền thẩm định trình UBND tỉnh 

- Sau khi có quyết định của UBND tỉnh,  Sở Nội vụ hoàn thiện các thủ tục và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc 

Phí

Không

Lệ Phí

Không

Thành phần hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ trình UBND tỉnh gồm có:
- Đối với đơn vị hành chính cấp xã có tổ chức Hội đồng nhân dân: 
+ Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;
+ Báo cáo thuyết minh đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
+ Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
+ Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.
- Đối với đơn vị hành chính cấp xã không tổ chức Hội đồng nhân dân: 
+ Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Báo cáo thuyết minh đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
+ Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
+ Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.
b) Số lượng hồ sơ: gồm 02 bộ (01 bộ lưu tại cơ quan thẩm định và 01 bộ trình UBND tỉnh). 
 

 

Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
Yêu cầu - điều kiện

1. Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố yêu cầu phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:

a) Quy mô số hộ gia đình: Đối với thôn ở xã: Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 150 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 300 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Trung có từ 250 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Nam có từ 350 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 200 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã biên giới, xã đảo; thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 100 hộ gia đình trở lên; Đối với tổ dân phố ở phường, thị trấn: Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên; Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 350 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hà Nội có từ 450 hộ gia đình trở lên; Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Trung có từ 300 hộ gia đình trở lên;

Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Nam có từ 400 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có từ 450 hộ gia đình trở lên; Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 250 hộ gia đình trở lên; Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới, phường, thị trấn đảo; tổ dân phố ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 150 hộ gia đình trở lên.

b) Các điều kiện khác: Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.

2. Đối với các trường hợp đặc thù

a) Thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, thôn hình thành do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, thôn nằm biệt lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì quy mô thôn có từ 50 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.

b) Trường hợp ở khu vực biên giới, hải đảo cách xa đất liền, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ quyền biển đảo thì việc thành lập thôn, tổ dân phố không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình nêu tại khoản 1 Điều này.

c) Thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới thôn, tổ dân phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 9 Thông tư này”.

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTCQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

Biểu mẫu đính kèm
Kết quả thực hiện